[PHÂN TÍCH PHIM] 6 Re-view về Chris Marker: Nghệ thuật ký ức

Với Mark Fisher, những chuyện kể rối rắm và thừa thãi sinh ra xoay quanh sự nghiệp của Chris Marker đã khiến chúng ta không thể nhìn nhận đầy đủ về ông nếu chỉ có một đánh giá đơn nhất và quá tường tận. Với bài viết này, trong hành trình lý giải một Marker “đa thể“, Fisher nhìn nhận hội thảo ICA “Art of Memory” về sự nghiệp của Marker theo sáu “ký ức riêng biệt”.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] 6 Re-view về Chris Marker: Nghệ thuật ký ức”

[PHÂN TÍCH PHIM] Sự kháng cự trong phim của Pedro Costa

Quan niệm của đạo diễn Pedro Costa về điện ảnh là điện ảnh là một sự kháng cự. Nó không chỉ lột tả sự kháng cự của nhân vật trong phim lại với áp lực của xã hội, mà còn là một sự kháng cự của họ với khán giả, với chính đạo diễn để qua đó cho thấy một trong những vai trò lớn nhất của một người đạo diễn là phải biết rút lui, là phải biết nhường quyền kể lại câu chuyện cho nhân vật. Về sự kháng cự của nhân vật đối với khán giả, ông từng nói:

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Sự kháng cự trong phim của Pedro Costa”

[GIỚI THIỆU ĐẠO DIỄN] Parviz Kimiavi

Nổi tiếng như một trong những đạo diễn Làn sóng mới tiêu biểu nhất của Iran, khi nhắc đến Parviz Kimiavi, dường như chúng ta vẫn luôn coi ông như một nhà làm phim tài liệu thuần túy thuộc điện ảnh quan sát. Nhưng qua xem xét kỹ lưỡng các sự kiện hay câu chuyện trong phim, chúng ta mới dần hiểu rõ hơn phương pháp làm phim có phần mơ hồ này của Kimiavi. Từ những khoảnh khắc đời thường trong cuộc sống, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chủ quan và khách quan, giữa thực tế với trí tưởng tượng của mình, Kimiavi tạo nên một hiện thực khác phía trước ống kính máy quay, một điện ảnh thi vị mà cũng đầy siêu thực, giàu tính biểu tượng và dụ ngôn của mình. Nhưng liệu rằng thực tế ấy của Kimiavi có giống với thực tế trong các tác phẩm Điện ảnh Sự thật khác – một diễn giải sáng tạo về hiện thực hay nỗ lực kiếm tìm sự thật mang tính bản chất hay không? Dường như không chỉ dừng lại ở đó, các bộ phim của ông kết thành một thế giới không tưởng – một địa đàng nơi trần gian – một nơi không hề tồn tại hay từ quá khứ đã mãi chìm vào lãng quên. Giống như chính nhân vật trong bộ phim “The Trench” của mình, Kimiavi dành cả cuộc đời gìn giữ, bảo tồn và phục dựng lại những giá trị văn minh truyền thống đang dần bị mai một của người Hồi giáo. Điện ảnh của ông chính là tiếng lòng tiếc thương cho quá khứ cùng các giá trị bản sắc đã mất của con người Iran.

Continue reading “[GIỚI THIỆU ĐẠO DIỄN] Parviz Kimiavi”

[TỔNG QUAN ĐIỆN ẢNH] Vài nét về sự phát triển của Điện ảnh trực tiếp

Vào khoảng giữa những năm 1958 – 1963, nền điện ảnh thế giới chứng kiến một bước chuyển mình lớn lao của ngành làm phim tài liệu – một cuộc cách mạng thay đổi hoàn toàn hình thái. Đi ngược lại phương pháp làm phim tài liệu thời kỳ đầu (thể loại cần dàn dựng và có lời bình), công nghệ mới cho phép các nhà làm phim ghi lại những sự kiện tức thời, loại bỏ quan niệm truyền thống về bố cục và kịch bản phim, sử dụng những thiết bị nhẹ và cơ động hơn để làm việc theo nhiều nhóm nhỏ. Phim tài liệu kiểu mới này tìm kiếm những khoảnh khắc thể hiện tâm lý hay tình huống kịch tính, hướng đến tìm hiểu cá nhân thông qua biểu lộ tiến triển từng khoảnh khắc trong tình huống. Thay vì dàn dựng cảnh quay bị chi phối bởi lời bình, phim tài liệu mới lại để cho hành động diễn tiến một cách tự nhiên, cho phép con người được lên tiếng vì chính bản thân họ. Những bộ phim như vậy được gọi là điện ảnh mở, điện ảnh không bị kiểm soát, điện ảnh quan sát hay chính xác hơn là Điện ảnh Trực tiếp.

Continue reading “[TỔNG QUAN ĐIỆN ẢNH] Vài nét về sự phát triển của Điện ảnh trực tiếp”
Design a site like this with WordPress.com
Get started