[PHÂN TÍCH PHIM] Look Back in Anger (Tony Richardson, 1959)

Trái ngược với những bó buộc hạn hẹp đặt lọt thỏm giữa không gian công cộng của hôn nhân và sự nghiệp trong Room at the Top, Look Back in Anger xả bung cơn giận điên cuồng của nhân vật chính Jimmy Porter trong những tình thế tù túng, không lối thoát. Bộ phim chủ chốt của dòng hiện thực Anh này là sự hợp tác giữa kịch gia John Osborne, sau thành công vang dội của vở kịch gốc do ông chấp bút, và đạo diễn Tony Richardson khi họ cùng lập xưởng phim Woodfall Film.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Look Back in Anger (Tony Richardson, 1959)”

[PHÂN TÍCH PHIM] Room at the Top (Jack Clayton, 1959)

Trong Room at the Top, mâu thuẫn chủ đạo của nhân vật chính Joe Lampton được thể hiện qua hai cú máy đối lập từ góc nhìn thứ nhất của anh. Trước là khi Joe chân ướt chân ráo tới cơ quan, máy quay lia từ phải sang trái, cho thấy ánh mắt thèm thuồng cùng nụ cười mỉm nhiều ẩn ý của các nữ đồng nghiệp trước vẻ ngoài cuốn hút của anh chàng kế toán mới đặt chân tới khu công nghiệp sôi động Warnley. Sau là khi Joe đang tham gia một dự án kịch cộng đồng, máy quay lia từ trái sang phải, cho thấy những người quen xã giao của Joe đang cười tít mắt, cười sằng sặc trước việc chàng trai trẻ đến từ Dufton, một thị trấn nghèo bị bom Đức đánh tan nát, phát âm sai một từ với chất giọng không hề sành điệu thành thị chút nào.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Room at the Top (Jack Clayton, 1959)”

[TỔNG QUAN ĐIỆN ẢNH] Phong trào phim hiện thực Anh – Kitchen sink realism

Tối ngày 16 tháng 11 năm 1966, tập phim truyền hình “Cathy Come Home” của loạt phim Wednesday Play lên sóng đài BBC1, thu hút 12 triệu người xem, nghĩa là một phần tư dân số Anh Quốc khi ấy. Qua những thước phim 16mm, bối cảnh xập xệ ngoài đời thực, phong cách máy quay cầm tay và hiện thực nửa tài liệu, cùng một câu chuyện về khó khăn của giai cấp lao động được chấp bút bởi Jeremy Sandford, đạo diễn Ken Loach đã gây xôn xao trong cả công luận và giới sản xuất phim thời bấy giờ. Chỉ qua một đêm, “Cathy Come Home” trở thành chủ đề bàn tán của mọi tầng lớp, kể cả ở Nghị viện. Nữ diễn viên chính Carol White còn được nhiều người đi đường tới quyên góp tiền vì họ thấy Cathy của cô quá chân thực. Ngày nay, nền văn hóa mới vẫn nhìn lại London thập niên 60 như một không gian văn hóa rộn ràng của The Beatles, nhưng “Cathy Come Home” đã tận dụng sự phổ biến của TV và số lượng ít ỏi các kênh truyền hình để đưa thẳng tới trái tim người xem những hiện trạng phổ quát của vấn đề đạo đức, nhà ở, thất nghiệp, quyền nuôi con, bảo hộ lao động, dịch vụ xã hội và những chứng bệnh tâm lý nảy sinh từ bối cảnh ấy, dẫn tới sự đóng góp cho tổ chức nhà ở Shelter và sự thành lập của tổ chức Crisis, cùng với Đạo luật Nạo phá thai 1967.

Continue reading “[TỔNG QUAN ĐIỆN ẢNH] Phong trào phim hiện thực Anh – Kitchen sink realism”
Design a site like this with WordPress.com
Get started