[PHÂN TÍCH PHIM] The Cow (Dariush Mehrjui, 1969): Con người và nhận thức về con người

The Cow (Dariush Mehrjui, 1969) không chỉ đơn thuần là bộ phim mở đường cho Làn sóng mới của điện ảnh Iran, mà nó còn làm trỗi dậy phong trào đưa hình ảnh làng quê nông thôn nghèo lên màn ảnh. Đặt trong hoàn cảnh xã hội chính trị lúc bấy giờ, khi chế độ Pahlavi một mực đòi hỏi và yêu cầu văn hoá và nghệ thuật Iran phải tập trung miêu tả một Iran hiện đại, giàu có và tây hoá, dưới tầm ảnh hưởng của dòng phim nghệ thuật châu Âu đang lên, một dự án phim về một ngôi làng Iran nghèo đến mức cả làng chỉ có một con bò là nguồn lấy sữa duy nhất là điều không thể chấp nhận. Trái với quan điểm của Bộ Văn hoá và Nghệ thuật Iran, Mehrjui không nghĩ sự “hiện đại” của một đất nước phụ thuộc vào việc đất nước đó đã tư bản hoá, tây hoá đến mức nào, mà đỉnh cao của tính “hiện đại” phải là sự nhân văn, sự nhận thức về con người trong những cá thể mà xã hội không cho là “người”. Ở góc độ đó, với The Cow, Mehrjui được mệnh danh là người mở đường cho một hình thức điện ảnh mang đậm tính “người” trong thời kỳ trước cải cách.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] The Cow (Dariush Mehrjui, 1969): Con người và nhận thức về con người”

[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Những mô típ Chekhov (Kira Muratova, 2002)

Tựa gốc: Чеховские мотивы | Chekhovskie motivy
Tựa Anh: Chekhov’s Motifs
Đạo diễn: Kira Muratova
Năm sản xuất: 2002
Quốc gia: Nga | Ukraine

Continue reading “[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Những mô típ Chekhov (Kira Muratova, 2002)”

[PHÂN TÍCH PHIM] Tính phản điện ảnh trong phim Kira Muratova

Bài viết này được khởi nguồn từ một giấc ngủ trưa (đúng hơn từ rất nhiều giấc ngủ sáng, tối, trưa) khi đang xem Chekhovian Motifs (và Asthenic Syndrome, Two in One, The Tuner, Eternal Homecoming…). Một giấc ngủ lưng chừng phim không phải điều hiếm lạ, nhất là trước những đơn thuốc an thần mang tên “kiệt tác”. Một lý do đưa ra là sự không lĩnh hội được từ phía người xem. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơn buồn ngủ xuất hiện như một triệu chứng, một tác dụng phụ không thể tránh khỏi, từ những nỗ lực lật đổ đặc tính thông thường khi xây dựng điện ảnh, hay có thể nói là phản điện ảnh (anti-cinematic) trong phim của Kira Muratova.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Tính phản điện ảnh trong phim Kira Muratova”
Design a site like this with WordPress.com
Get started