[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Mẹ và con (Aleksandr Sokurov, 1997)

Tựa gốc: Mat i syn | Мать и сын
Tựa Anh: Mother and Son
Đạo diễn: Aleksandr Sokurov
Năm sản xuất: 1997
Quốc gia: Nga

Continue reading “[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Mẹ và con (Aleksandr Sokurov, 1997)”

[Phụ đề tiếng Việt] Nostalghia (Andrei Tarkovsky, 1983)

Tựa anh: Nostalghia
Tựa việt: Hoài Niệm
Đạo diễn: Andrei Tarkovsky
Năm sản xuất: 1983
Quốc gia sản xuất: Liên Xô

Continue reading “[Phụ đề tiếng Việt] Nostalghia (Andrei Tarkovsky, 1983)”

[PHÂN TÍCH PHIM] Nostalghia (Andrei Tarkovsky, 1983): Hoài niệm về một ngôn ngữ không thể dịch và một quê hương không thể quay trở về

Bạn không có một quê hương cho đến khi bạn rời xa nó, và khi bạn đã rời xa nó, bạn không thể quay về.
(You don’t have a home until you leave it and then, when you have left it, you never can go back.)

James Baldwin, Giovanni’s Room

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Nostalghia (Andrei Tarkovsky, 1983): Hoài niệm về một ngôn ngữ không thể dịch và một quê hương không thể quay trở về”

[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Người dẫn đường (Andrei Tarkovsky, 1979)

Tựa gốc: Сталкер
Tựa Anh: Stalker
Đạo diễn: Andrei Tarkovsky
Năm sản xuất: 1979
Quốc gia sản xuất: Liên Xô

Continue reading “[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Người dẫn đường (Andrei Tarkovsky, 1979)”

[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Chiếc gương (Andrei Tarkovsky, 1975)

Tựa Gốc: Зеркало | Zerkalo
Tựa Anh: Mirror
Đạo diễn: Andrei Tarkovsky
Diễn viên chính: Margarita Terekhova, Filipp Yankovskiy, Ignat Daniltsev
Quốc gia sản xuất: Xô Viết

Continue reading “[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Chiếc gương (Andrei Tarkovsky, 1975)”

[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Nhím Trong Sương (Yuriy Norshteyn, 1975)

Tên gốc: Ёжик в тумане | Yozhik v tumane
Tên tiếng Anh: Hedgehog in the Fog

Đạo diễn: Yuriy Norshteyn
Biên kịch: Sergei Kozlov
Thiết kế (Minh họa): Francheska Yarbusova
Diễn viên lồng tiếng: Vyacheslav Nevinnyy, Mariya Vinogradova, Aleksey Batalov
Quốc gia sản xuất: Liên Xô

Continue reading “[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Nhím Trong Sương (Yuriy Norshteyn, 1975)”

[GIỚI THIỆU ĐẠO DIỄN] Aleksandr Petrov và hoạt hình vẽ trên kính (paint-on-glass animation)

Khi bàn luận về phong cách làm phim hoạt hình, dường như chúng ta chỉ thường tập trung xoay quanh một số thể loại hoạt hình phổ biến như truyền thống, kỹ thuật số, stop-motion [1], out-cut [2]..; mà bỏ quên mất một phong cách khác vốn vô cùng độc đáo và đòi hỏi không ít sự can đảm của người nghệ sĩ: hoạt hình vẽ trên kính (paint-on-glass animation). Không sử dụng rotoscoping [3] hay bất kỳ thủ thuật nhiếp ảnh nào khác, kỹ thuật làm phim hoạt hình này dựa trên sự khéo léo của bàn tay người họa sĩ cùng nhiều loại cọ khác nhau để tạo ra hình ảnh trên các tấm kính. Tiêu biểu nhất cho thể loại này phải kể đến nhà làm phim hoạt hình người Nga – Alexandr Petrov. Ông không chỉ nổi tiếng với phong cách vẽ sơn dầu ấn tượng và đầy tính thể nghiệm của mình, mà còn là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của nghệ thuật làm phim hoạt hình vẽ tay.

Continue reading “[GIỚI THIỆU ĐẠO DIỄN] Aleksandr Petrov và hoạt hình vẽ trên kính (paint-on-glass animation)”

[PHÂN TÍCH PHIM] Sự lạc quan và niềm hy vọng của Tarkovsky.

Mình muốn viết đôi chút về sự lạc quan và niềm hy vọng trong phim Tarkovsky sau khi đọc được nhiều người phê phán phim ông là quá bế tắc, là không có lối giải thoát, là bi quan, là trầm uất và tuyệt vọng. Hoá ra, mặc dù Tarkovsky là đạo diễn được coi là kinh điển của điện ảnh mà bất cứ người yêu phim nào cũng tự thấy trách nhiệm phải xem, phim ông lại thường bị hiểu lầm nhiều nhất.

Nhìn lại cảnh cuối trong Stalker (1979), khi người dẫn đường (Stalker), vị giáo sư (Professor) và nhà văn (Writer) quay về sau chuyến đi thất bại của mình đến Vùng Cấm (The Zone), Stalker cùng vợ và con gái mình (Monkey) trở về nhà, buồn bã và mất niềm tin vào nhân loại. Tại đây khán giả được chứng kiến cô bé Monkey ngồi một mình bên cửa sổ, lặng im đọc sách. Một lúc sau, cô bé đóng quyển sách và tiếp tục ngồi im trong câm lặng. Bất chợt ta nghe được giọng nói trong đầu của cô bé trích dẫn bài thơ “I Love Your Eyes, Dear” của thi hào Fyodor Tyutchev. Đến gần cuối bài thơ, cô bé quay về phía màn hình và bắt đầu di chuyển ba chiếc cốc bằng ý chí, sau đó từ từ ngả đầu xuống bàn với khuôn mặt như từ chối khản giả bất cứ một lời giải thích nào về hành động của mình, tiếng một đoàn tàu đi qua và Khải Hoàn Ca của Beethoven được vang lên.

Tarkovsky nói đơn giản cô bé Monkey là hiện thân của niềm hy vọng [1] và khả năng siêu phàm của cô bé là một sức mạnh, một khả năng mà con người nắm giữ nhưng không biết là mình đang có [2]. “Thật ra thì con người chúng ta không biết về bản thân mình lắm đâu. Đôi khi chúng ta tạo ra một năng lượng rất lớn và không thể đo được bởi chuẩn mực chung.” [3] – Tarkovsky nói. Qua người điên và trẻ con, Tarkovsky tìm được những điều kỳ diệu không có trong cuộc sống. Và khi điều kỳ diệu ấy xảy ra, tiếng đoàn tàu đi tới một to dần, Khải Hoàn Ca vang lên và cả thế giới rung chuyển vì niềm hạnh phúc cùng với niềm hy vọng con người có thể được giải thoát. Trong thời khắc ấy, cảnh phim như bước ra khỏi hiện thực. Hiện thực dường như không còn tồn tại và chính hiện thực lại là một điều kỳ diệu không tưởng. Khoảnh khắc này mang lại một sự chánh niệm hiếm có trong điện ảnh cho khán giả.

Âm thanh và âm nhạc trong cảnh cuối phim này cũng mang lại một cảm xúc tương tự như hình ảnh. Tiếng đoàn tàu rung chuyển trời đất là một biểu tượng mạnh mẽ cho cải cách khoa học, thay đổi chính trị và sự vật lộn tư tưởng trong lịch sử hiện đại. Âm hưởng của Khải Hoàn Ca thì lại mang lại cảm giác chiến thắng, mạnh mẽ và hạnh phúc tột cùng. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo về âm thanh cho một người đạo diễn muốn lột tả sự thay đổi của xã hội hiện đại.

Cuối cùng Monkey chính là biểu tượng của một trật tự thế giới khác với hiện thực. Sự câm lặng và những hành động siêu phàm cô bé thể hiện trên phim như cho khán giả thấy một sự tiếp nối của thế giới sau những hành động tự phụ và niềm tin mất dần của nhân loại. Mình rất đồng ý khi đạo diễn Victor Erice nói cảnh cuối phim “như một sự hồi sinh của thế giới qua một đứa trẻ” [4]. Sự kết thúc phim này khiến mình cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm, như vừa nói xong một lời cầu nguyện. Mình đã xem phim của Tarkovsky mỗi phim nhiều lần, mỗi lần xem mình đều nhìn ra được cái mình bỏ sót ở lần xem trước, và mỗi lần xem mình đều thấy rõ hơn rằng Tarkovsky không hề bế tắc, hay tuyệt vọng, hay bi quan, mà ngược lại ông vị tha và tràn đầy lạc quan hy vọng.


Viết với tham khảo từ các tài liệu sau đây:
[1] Phỏng vấn Tarkovsky, 1980 (DVD extra)
[2] Phỏng vấn Tarkovsky, 1982 (Director Interview Series)
[3] Strick P (2006 [1981]) Tarkovsky’s translations. In: J Gianvito (ed.) Andrei Tarkovsky Interviews. Jackson: University Press of Mississippi, 70−2
[4] Erice V (2003) The ruins of history. In: R Llano, Andréi Tarkovsky: Life and Work, prologue. Filmoteca de la Generalitat Valenciana, Document Collection no. 11, Valencia, Spain, vols I and II.

Ngày đăng: 11 / 3 / 2015

Design a site like this with WordPress.com
Get started