[GIỚI THIỆU ĐẠO DIỄN] Alain Tanner (1929–2022): Hướng về biên giới

Chiều hè xanh, tôi sẽ dạo những con đường,
Lúa mì gai bước tôi trên cỏ:
Mơ màng dịu mát nơi bàn chân.
Tôi sẽ để gió tắm đầu trần.
Tôi sẽ chẳng nói, tôi sẽ không nghĩ:
Nhưng chất chứa tâm hồn là tình yêu vô tận,
Và tôi sẽ đi xa, xa mãi như kẻ du mục,
Qua Thiên Nhiên–hạnh phúc tựa khi bên người đàn bà.

‘Xúc cảm’ (Sensation), Arthur Rimbaud.
Continue reading “[GIỚI THIỆU ĐẠO DIỄN] Alain Tanner (1929–2022): Hướng về biên giới”

[GIỚI THIỆU PHIM] Tinh thần văn chương Mỹ Latin trong phim của Raúl Ruiz

Ảnh: The Hypothesis of the Stolen Painting (1978), đạo diễn Raúl Ruiz

Xuyên suốt kho tàng phim ảnh trải dài hơn bốn thập kỷ, nhà làm làm phim người Chile thường viện dẫn hàng loạt tác phẩm văn chương, truyền thuyết dân gian, nhân vật lịch sử, những mẩu tin trên báo, văn hóa đại chúng… trong phim của mình để tạo nên một kết cấu tự sự đa tầng chứa đầy “tiếng vọng” từ những sự kiện và con người đã tồn tại trước chúng ta, đến mức câu chuyện gốc dần trở thành cái bóng mờ, chìm khuất dưới muôn vàn lời kể của tiền nhân.

Continue reading “[GIỚI THIỆU PHIM] Tinh thần văn chương Mỹ Latin trong phim của Raúl Ruiz”

[PHÂN TÍCH PHIM] Tinh thần giải phóng đồng tính trong những bộ phim của Derek Jarman

Nhắc đến Derek Jarman, người ta sẽ nhớ ông trong rất nhiều vai trò khác nhau. Với môn nghệ thuật thứ bảy, ông là người tiên phong của nền Điện ảnh độc lập nước Anh, là bậc thầy lớn của Làn sóng Điện ảnh Lệch chuẩn mới (New Queer Cinema). Với chính trị, ông là hình mẫu lớn đấu tranh không mệt mỏi cho cộng đồng queer, là một trong những người nổi tiếng hiếm hoi công khai tình trạng dương tính HIV với công chúng nước Anh giữa đỉnh cao của dịch bệnh. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn, một nhà thơ xuất sắc, một nhà thiết kế sân khấu tài ba và là một người làm vườn cần mẫn. Thế nhưng, dù ở vai trò nào thì giữa chúng đều có một điểm chung: mối liên hệ ràng buộc mật thiết với danh tính của Jarman.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Tinh thần giải phóng đồng tính trong những bộ phim của Derek Jarman”

[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Ba đồng xu của thuỷ thủ (Raúl Ruiz, 1983)

Tựa gốc: Les Trois Couronnes du matelot
Tựa Anh: Three Crowns of the Sailor
Đạo diễn: Raúl Ruiz
Quốc gia: Pháp
Năm sản xuất: 1983

Continue reading “[PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT] Ba đồng xu của thuỷ thủ (Raúl Ruiz, 1983)”

[PHÂN TÍCH PHIM] Cái kết của Ordet (Carl Theodor Dreyer, 1955)

Ordet (1955) được bàn tán nhiều bởi cái kết đầy phép màu của phim và được phân tích từ hình ảnh đại diện của các nhân vật trong phim, ý nghĩa của sự hồi sinh, thuyết hiện sinh của Søren Kierkegaard cho đến cách phân tích đặc trưng của Roger Ebert – dùng 1500 từ để thuật lại phim và nói rằng tôi rất thích nó.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Cái kết của Ordet (Carl Theodor Dreyer, 1955)”

[PHÂN TÍCH PHIM] Điện ảnh là Nghệ thuật của những bóng ma – Các bộ phim của Helmut Käutner

Trong một cảnh mở đầu phim “The Wasted Love of Sebastian” của Jaime Humberto Hermosillo, một người phụ nữ hỏi một người đàn ông “Điện ảnh là gì?” và ông ta đã đáp rằng “Đó là nghệ thuật của những bóng ma”. Tôi không thể nghĩ ra được thứ phim ảnh nào mà hợp với định nghĩa này hơn những tác phẩm của Helmut Käutner. Ông được coi như một trong những nhà thơ lớn của điện ảnh Đức, với tài năng có thể đặt ngang hàng Rainer Werner Fassbinder, thậm chí có người đã gọi ông là “Fassbinder trước cả Fassbinder”. Thế nhưng cái tinh thần chứa đựng trong phim ông lại là một thứ khá mơ hồ và khó nắm bắt, ngay cả với những khán giả người Đức xem phim ông lúc bấy giờ. Phim của Käutner nhiều lúc vẫn bị coi là thứ nghệ thuật lẩn tránh hoặc quá phi chính trị và gọt giũa các khía cạnh thô ráp của thời đại, nhưng liệu nội dung phim ông có thật sự giản đơn đến vậy so với những thứ hiện hữu ngay trên màn ảnh không? Bài viết này sẽ đi tìm câu trả lời, qua việc phân tích sự nghiệp ông gắn liền với các tác phẩm tiêu biểu nhất.

Continue reading “[PHÂN TÍCH PHIM] Điện ảnh là Nghệ thuật của những bóng ma – Các bộ phim của Helmut Käutner”
Design a site like this with WordPress.com
Get started